Cách đây hơn 10 năm, chàng thanh niên trẻ Ngô Văn Hoạt, sinh năm 1985, ấp Tân Hội, xã Tân Thành, huyện Bù Đốp (Bình Phước) đã táo bạo đầu tư xây dựng hầm khí biogas bằng vật liệu composite để phát triển chăn nuôi lợn, giảm ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả hàng trăm triệu đồng.
Ngô Văn Hoạt xuất thân trong hoàn cảnh gia đình nhiều khó khăn nên đã lấy chăn nuôi lợn để khởi nghiệp. Với số vốn ít ỏi ban đầu anh chỉ duy trì 5 con lợn mỗi lứa. Thời gian về sau do nhu cầu phát triển kinh tế gia đình, anh Hoạt tăng đàn lợn lên 30 con mỗi lứa, có lúc cao điểm lên từ 60 – 70 con. Phân chuồng từ đàn lợn thải ra ngày càng nhiều khiến không khí xung quanh bốc mùi hôi.
Năm 2007, gia đình anh Hoạt quyết định “mạo hiểm” đầu tư xây lắp hầm khí biogas bằng chất liệu composite với thể tích 13 mét khối.
Anh Hoạt xây dựng hầm biogas với chi phí gần 20 triệu đồng. Dù khoản đầu tư này khá lớn so với thu nhập trung bình của gia đình anh Hoạt khi đó, nhưng hiệu quả mang lại cao, đảm bảo môi trường trong sạch.
Khi chưa xây hầm biogas, mỗi tháng bình quân gia đình anh Hoạt tốn từ 250.000 đến 300.000 đồng để mua chất đốt với chi phí gần 3 triệu đồng/năm. Sau khi có hầm biogas, gia đình anh đun nấu thoải mái, chuồng trại luôn sạch sẽ, nên gia súc chóng lớn, ít bệnh tật, môi trường sống trong lành.
rước hết, đó là vấn đề môi trường, tạo môi trường thông thoáng, chăn nuôi sạch sẽ, vật nuôi phát triển tốt và hạn chế được dịch bệnh. Thứ hai, từ việc xử lý chất thải chăn nuôi bằng hệ thống hầm biogas bằng nhựa composite này tạo năng lượng sạch để phục vụ sinh hoạt sản xuất như đun nấu hàng ngày, sưởi ấm cho vật nuôi hoặc chạy máy phát điện.
Từ việc sử dụng nguồn năng lượng này, gia đình anh Hoạt đã tiết kiệm ngân quỹ gia đình 4 – 5 triệu đồng/năm. Chỉ hơn 1 năm sau, hiệu quả thiết thực từ hầm biogas của gia đình anh Hoạt, nhiều người dân trong vùng biết đến, trong khi địa phương chưa có cơ sở sản xuất trang thiết bị để xây dựng hầm biogas.